Không ai có thể đoán định trước rủi ro xảy ra như thế nào và vào lúc nào. Vì vậy, vấn đề là làm sao hạn chế được rủi ro cách khắc phục nó.
Đối với người thuê vận chuyển hàng hoá và công ty vận chuyển, thì mua bảo hiểm là một giải pháp an toàn. Đặc biệt với những hàng hoá có giá trị cao, công ty CP vận tải Trường An chúng tôi chắc chắn sẽ không ký kết hợp đồng vận chuyển nếu hàng hoá đó không mua bảo hiểm.
Có 2 loại bảo hiểm mà chúng ta quan tâm ở đây (đây đều là những loại bảo hiểm không bắt buộc):
1. Đối với công ty vận tải: nên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng hoá trên xe (loại bảo hiểm áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hàng hoá)
Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán cho công ty vận tải số tiền mà công ty vận tải phải bồi thường theo quy định đối với những thiệt hại về hàng hoá vận chuyển trên xe hoạt động kinh doanh vận tải trong lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, công ty bảo hiểm còn thanh toán cho công ty vận tải chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hàng hoá, chi phí giám định tổn thất hàng hoá, chi phí bảo quản, bốc dỡ hàng, chi phí lưu kho trong quá trình vận chuyển khi xe bị tai nạn.
2. Đối với người thuê vận chuyển: nên mua bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam.
Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do người được bảo hiểm kê khai phù hợp với giá trị trường của hàng hoá tại nơi nhận. Nếu người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính: giá trị bảo hiểm của hàng hoá bao gồm giá trị tiền hàng hoá ghi trên hoá đơn (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn) cộng chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm.
(Tham khảo các loại hình bảo hiểm liên quan đến vận chuyển hàng hoá của Pijico (www.pjico.com.vn), Bảo Việt (www.baoviet.com.vn), Bảo Minh (www.baominh.com.vn), Viễn Đông (www.vass.vn), …)
Chi phí bỏ ra cho việc mua bảo hiểm là rất nhỏ so với giá trị của một lô hàng, nhưng lại đem đến sự an tâm cho người thuê vận chuyển và cả công ty vận tải.